Bài đăng nổi bật

Cơm Lam Biên Hòa Đồng Nai

     CƠM LAM BIÊN HÒA    Không giống như dưới xuôi, người ta nấu cơm bằng nồi, niêu thì món cơm lam biên hòa trên này được nấu trong nh...

11/12/16

Đặc sản Biên Hòa, cơm lam nướng

Đông về nhớ cơm lam, đặc sản Biên Hòa

Thu đã về, trong tiết trời se se lạnh lại thèm được rong ruổi trên những cung đường Tây Bắc, được thưởng thức cơm lam còn thơm mùi lúa mới, món quà vùng cao làm ấm lòng bao kẻ lữ hành.
Cơm lam Biên Hòa được bày bán
Những ống cơm lam Biên Hòa được bày bán sau khi nướng

Thật thú vị khi những ngày này đông se lạnh này được rong ruổi ngược đường lên Yên Bái, Lào Cai hay xuôi về miền Biên Hòa, Đồng Nai để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sắc thu vàng đang tràn ngập những thửa ruộng bậc thang, những cánh đồng hoa cải, những cánh đồng lúa trải dài bát ngát và không quên thưởng thức món cơm lam của dân địa phương nơi đây.
Cơm lam là món ăn được đồng bào vùng cao chế biến khá đặc biệt. Gạo nếp nương tròn mẩy, thơm nức sau mùa thu hoạch ngâm qua đêm rồi cho vào ống lam nướng trên bếp lửa, tạo nên những ống cơm lam Biên Hòa thơm phức.
Khi chín, người ta dùng dao bóc bỏ vỏ cháy đen, để lại vỏ bọc bên trong là đã có những ống cơm lam thơm ngon, hấp dẫn tạo nên hương vị truyền thống của đặc sản Biên Hòa, Đồng Nai.
Cơm lam của đồng bào vùng cao có vị ngon đặc biệt do chất gạo, hương vị nếp đặc trưng ở vùng cao này. Hơn nữa, nguồn nước suối dùng để nấu cơm lam cũng góp phần quan trọng làm nên vị ngon, độ dẻo...
Nếp Biên Hòa, nếp nương Mường Lò dùng để chế biến cơm lam thì không đâu sánh bằng.
Nếp cơm lam tạo nên món ăn đặc sản Biên Hòa

Người chế biến thường dùng ống tre, ống trúc, ống nứa làm ống lam. Mỗi loại ống lại có thêm một vị thơm riêng nhờ lớp vỏ lụa còn bám vào bề mặt cơm lam.
Dạo bước chợ phiên, chơ đêm Biên Hòa hay các điểm du lịch tại Đồng Nai, bạn có thể sà vào một quán nhỏ nào đó, gọi một ống cơm lam rồi tự tay mình cho lên bếp than quạt cho ống cơm nóng dẻo và bóc ra thưởng thức trong những ngày đông ấm áp.
Cơm lam có thể để được nhiều ngày nhưng ăn ngon nhất khi nóng hổi. Có thể chấm với muối lạc, muối vừng hoặc ăn cùng thịt nướng thùy khẩu vị của từng thực khách. Mùa thu đông tiết trời se se lạnh là khoảng thời gian lý tưởng cho việc thưởng thức đặc sản Biên Hòa - cơm lam.
Dọc con đường vào các bản làng du lịch hay tại chợ phiên trên những vùng cao, bạn cũng có thể tìm món cơm lam tương tự cơm lam biên hòa qua những cô sơn nữ người dân tộc gùi cơm lam sau lưng mang ra bán tại chợ phiên.
Khi bán, cơm lam đã được bóc bỏ lớp vỏ đen. Nếu bạn muốn nếm thử, họ sẵn lòng mời bạn thưởng thức và hướng dẫn cách chẻ ống cơm lam.
Cơm lam có vị thơm của nếp nương, vị ngọt của gạo, độ dẻo mềm của nếp hòa lẫn vị thơm của vỏ lụa ống tre, trúc cùng vị béo của lạc vừng, khiến ai cũng cảm thấy ngon miệng và nhớ mãi món ăn vùng sơn cước này.
Người ta thường mách nhau rằng, hễ về Biên Hòa, Đồng Nai là phải ghé thưởng thức đặc sản Đồng Nai đó là món "Cơm Lam Biên Hòa" . Không gì tuyệt hơn những ngày đông cuối năm này được thưởng thức một ống cơm lam nóng hổi, khói còn thoang thoảng bốc lên với hương thơm ngây ngất.

5/12/16

NGUỒN GỐC CỦA CƠM LAM BIÊN HÒA

Nói đến cơm lam với chúng ta đã không còn xa lạ, đó là món ăn quen thuộc và là đặc sản của các dân tộc thiểu số niềm núi như Thái, Tày, Nùng, Dao... Tuy nhiên thì cơm lam Biên hòa cũng đã có từ rất lâu rồi, nguồn gốc hay sự ra đời của nó thì không phải ai trong chúng ta hay là người dân ở Biên hòa cũng đều biết. Chúng tôi xin nói đến sự ra đời của món cơm lam Biên hòa đặc biệt này.

                                                     Cơm lam tại  Biên hòa

Theo những lời kể của những người đã có tuổi ở biên hòa thì ngày xưa đồng bào các cụ làng sinh sống tại Biên hòa, ở trên các đỉnh núi cao, cuộc sống du canh du cư theo mùa vụ nên không nơi nào họ ở được đến hai mùa nương dẫy.
Cứ như thế, hôm nay ở núi này ngày mai lại ở ngọn núi khác, nên cuộc sống của đồng bào rất khó khăn và thiếu thốn đủ thứ, từ việc làm nhà cửa cũng rất tạm bợ, đến đồ dùng trong nhà như xoong, nồi, bát… cực kỳ thiếu thốn vì thế đông bào biên hòa đã nghĩ ra nhiều cách nấu ăn trong hoàn cảnh không có những vật dụng cần thiết đó, sau khi thu hoạch mùa vụ hạt thóc đã  được đâm chày thành hạt gạo và ở nơi núi rừng luôn có sẵn gỗ, cây nứa, cây mét

                                                Nấu cơm lam tại Biên hòa
                                 

Và từ đó người dân Biên hòa đã nghĩ ra một cách làm cho gạo chín thành cơm mà không cần đến xoong hay nồi là sau khi ngâm gạo thì cho gạo vào trong ống nứa, rồi cho nước vào trong ống, và cuối cùng là cho ống nứa vào đống lửa vừa nướng vừa xoay, dùng ngón tay ấn thấy mềm đến đau là cơm đã chín đến đó hoặc khi thấy mùi thơm của cơm thì cũng lúc cơm đã chín và sau đó chỉ cần bóc vỏ nứa đi là có cơm ăn.

Làm một ống cơm lam Biên hòa như vậy chất chứa bao tình cảm của người dân Biên Hòa. Khi cơm chín, nhấc khỏi lửa, bấy giờ để nguội, dùng dao bóc tách từng lớp vỏ bị cháy bên ngoài của ống cho tới khi gặp các lớp màng lụa mỏng màu trắng ngà của ống, sẽ thấy phần cơm dài thành khúc đúng bằng chiều dài ống nứa. Khi ăn cơm, thì bẻ khúc cơm thành miếng.

                                             Cơm lam biên hòa sau khi chế biến xong

Hương thơm, vị bùi của cơm dẻo, vị cay của gừng, vị ngọt của nước ống nứa, vị thanh thanh lá chuối, mùi của khói bếp lửa thật quyến rũ. Cơm lam Biên hòa có thể ăn ngay hoặc để cả tuần mà vẫn mềm, ngon và không bị thiu mốc. Thời kháng chiến, đồng bào biên hòa thường lấy cơm lam tặng bộ đội ăn thay lương khô.
Cơm lam biên hòa được đồng bào duy trì cho đến ngày nay và gọi đó là cơm lam. Từ “lam” là cách nói của đồng bào Thái và nó không phải là danh từ, mà là một động từ theo tiếng Kinh thì có nghĩa là “nướng”. Nguồn gốc ra đời của món cơm lam Biên hòa đặc sản là vậy.

Tham khảo thêm bài viết: Video hướng dẫn chế biến cơm lam Biên hòa